Môi trường giáo dục Mầm non

Môi trường giáo dục Mầm non
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN DẦU TIẾNG
Dầu Tiếng- Tháng 12/2013
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
GIÁO DỤC MẦM NON
NĂM HỌC 2013-2014
Chuyên đề:
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC CHO TRẺ MẦM NON
Cấu trúc bài:
Khái niệm môi trường (MT); môi trường GDMN
Ý nghĩa của MT trong trường MN.
Nguyên tắc xây dựng MT trong trường MN.
Các yêu cầu
Quy trình xây dựng MTGD
Tổ chức cho trẻ hoạt động trong MTGD


1. Môi trường là gì:
- Môi trường: là tổng thể các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động tương hỗ với nhau tạo nên một khung cảnh sống để con người tồn tại và phát triển.
-
Môi trường GDMN:
Môi trường giáo dục trong trường MN là:
Tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN.
Hiệu quả của những hoạt động này góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Khái niệm:
2. Ý nghĩa của môi trường trong trường MN:
- Tạo cơ hội cho trẻ được tự lựa chọn hoạt động phù hợp.
- Khuyến khích trẻ tham gia tích cực tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng, qua đó cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
- Môi trường như người giáo viên thứ 2 trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.
2. Ý nghĩa của môi trường trong trường mầm non:
- Thúc đẩy sự phát triển nhận thức.
- Thúc đẩy sự phát triển vận động.
Thúc đẩy sự phát triển tình cảm, xúc cảm.
Thúc đẩy sự phát triển giao tiếp xã hội.
Thúc đẩy sự phát triển tính tự lực.
Thúc đẩy sự hình thành thói quen, hành vi tốt.
3. Nguyên tắc xây dựng môi trường trong trường mầm non:
a. Đảm bảo an toàn (thể chất, tâm lý cho trẻ).
b. Được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.

c. MT giáo dục cần đa dạng, phong phú để kích thích sự phát triển của trẻ.

d. Môi trường phải thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội.
3. Nguyên tắc xây dựng môi trường trong trường mầm non:
c. MT giáo dục cần đa dạng, phong phú để kích thích sự phát triển của trẻ :
- Nguyên liệu đa dạng nhằm mở rộng cơ hội học tập, hỗ trợ nhiều hoạt động chơi của trẻ.
- Môi trường phản ánh kinh nghiệm, văn hoá của địa phương.... nhằm cung cấp cho trẻ những hiểu biết về nền văn hoá địa phương.
- Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ.

- Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi có màu sắc, hình dạng, kích thước, chức năng sử dụng phù hợp, hứng thú đối với trẻ.
- Tận dụng và khai thác triệt để tác dụng giáo dục của môi trường xây dựng, tránh tình trạng lãng phí công sức, thời gian.
- Luôn thay đổi không gian môi trường giáo dục tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ.
- Tôn trọng nhu cầu, sở thích và có tính đến khả năng của mỗi trẻ.
3. Nguyên tắc xây dựng môi trường trong trường mầm non:
d. Môi trường phải thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội:
- Xây dựng môi trường thân thiện, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với người xung quanh.
- Nhà trường, gia đình và xã hội phải thống nhất các biện pháp giáo dục những thói quen hành vi văn hoá cho trẻ.
4. Các yêu cầu đối với việc chuẩn bị môi trường giáo dục:
a. Yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường xã hội:
Cần đặc biệt quan tâm đến các mối quan hệ:
Giáo viên – Giáo viên.
Giáo viên – Trẻ.
Giáo viên – Cha mẹ trẻ.
Trẻ - Trẻ.
Trong quan hệ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau cần đảm bảo để trẻ có được:
- Cảm giác an toàn
- Yêu thương, ấm cúng
- Vui vẻ, hứng thú, thoải mái
- Đầy cảm xúc tích cực
- Động viên, khen ngợi
- Cổ vũ, khích lệ
- Lắng nghe, chia sẻ
- Tự tin
Trong quan hệ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau cần đảm bảo để trẻ có được:
- Cởi mở, Tự do
- Bình đẳng với bạn
Có cơ hội tích cực giao tiếp, hoạt động
Tạo tâm lý tin cậy, mong muốn chia sẻ: gần gũi, lắng nghe trẻ, gọi tên trẻ …
- Tạo mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với nhau thông qua tổ chức các hoạt động tập thể.
Trong quan hệ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau cần đảm bảo để trẻ có được:
- Chú trọng phát triển các kỹ năng xã hội trong các hoạt động nhóm:
. Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt chúng bằng lời nói.
. Dạy trẻ thoải mái tự tin trước đám đông.
. Tôn trọng sự phát triển tự nhiên, đăc điểm tâm lý lứa tuổi, đặc điểm cá nhân.
. Động viên sự lạc quan, tự tin vào bản thân… khi trẻ gặp thất bại.
- Chú trọng phát triển các kỹ năng xã hội trong các hoạt động nhóm:
. Kiên nhẫn với trẻ. Tránh thúc ép, căng thẳng khi luyện tập các kỹ năng cho trẻ. Biết chờ đợi.
. Chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng ý kiến cá nhân, tránh áp đặt, từ đó hình thành thói quen suy nghĩ 1 cách độc lập.
. Không định kiến với trẻ.
. Chỉ cấm đoán những việc không an toàn.
. Hạn chế mệnh lệnh, tăng cường khích lệ
- Chú trọng phát triển các kỹ năng xã hội trong các hoạt động nhóm:
. Rất cẩn trọng trong việc đánh giá trẻ. Nên đánh giá sự tiến bộ của mỗi trẻ so với bản thân và đối chiếu với yêu cầu chung của lứa tuổi.
. Đánh giá với mục đích giúp đỡ trẻ phát triển tốt hơn.
. Tránh việc so sánh trẻ với nhau. Luôn nhìn nhận,khen ngợi bất cứ sự tiến bộ nào, dù là nhỏ nhất, và của những trẻ khó dạy nhất.
. Tạo cơ hội cho trẻ tự phục vụ và giúp đỡ nhau những gì phù hợp với khả năng.
. Dạy trẻ giúp đỡ trẻ khuyết tật học hòa nhập.
4. Các yêu cầu đối với việc chuẩn bị môi trường giáo dục:
b. Yêu cầu đối với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi:
- An toàn, vệ sinh
- Thẩm mĩ
- Màu sắc tươi sáng
- Hình dáng ngộ nghĩnh
- Đảm bảo tính mục đích
- Dễ sử dụng.
4. Các yêu cầu đối với việc chuẩn bị môi trường giáo dục:
b. Yêu cầu đối với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi:
- Đa dạng, phong phú, kích thích sự phát triển của trẻ:
. Về hình dáng, kích thước màu sắc, chất liệu
. Về công dụng, chức năng giáo dục, tính chất hoạt động: tập thể, nhóm, cá nhân; trong lớp ngoài trời.
. Đa chức năng, mang tính mở: Dùng vào nhiều mục đích khác nhau.
- Tận dụng tối đa nguyên vật liệu sẵn có.
4. Các yêu cầu đối với việc chuẩn bị môi trường giáo dục:
c. Yêu cầu đối với việc bố trí, sắp xếp:
- Thuận tiện cho cô và trẻ: Dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn, dễ sắp xếp, dễ cất
- Linh hoạt và cố định
- Tạo cảm giác mới lạ, hấp dẫn với trẻ
- Tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp và hợp tác
- Tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực
- Phù hợp với chủ đề GD
5. Quy trình xây dựng môi trường giáo dục:
a. Xác định môi trường cần xây dựng:
- Xây dựng môi trường chung trong trường mầm non (MT ngoài trời): Đây là môi trường sẵn có xung quanh trường,lớp; MT để tổ chức các HĐ ngoài trời.
- Xây dựng môi trường trong nhóm lớp: môi trường tổ chức các hoạt động học tập (hoạt động tạo hình, âm nhạc, vận động…) môi trường tổ chức vui chơi… phù hợp theo từng chủ đề.
5. Quy trình xây dựng môi trường giáo dục:
b. Trang bị, sưu tầm:
- Mua sắm
- Sưu tầm
- Huy động từ gia đình trẻ
- Cô làm
- Cô và trẻ cùng làm
- Trẻ tự làm
5. Quy trình xây dựng môi trường giáo dục:
c. Bố trí, sắp xếp, sử dụng:
Tạo khoảng không gian phù hợp cho các khu vực hoạt động trong lớp, ngoài trời:
- Ngoài trời: Nên quy định rõ diện tích sân chơi, dựa trên tổng diện tích của trường.
- Trong lớp: Nên phân bố khoảng không gian hợp lý giữa các khu vực. Cần đảm bảo đủ ánh sáng cần thiết. Đối với góc chơi mà trẻ cần tập trung chú ý suy nghĩ phải đảm bảo yên tĩnh. Sắp xếp góc chơi tạo sự hấp dẫn, mới lạ đối với trẻ.

6. Tổ chức cho trẻ hoạt động trong MTGD:
- GV phải xác định rõ mục đích của mỗi loại tranh ảnh, ĐDĐC….. để giúp trẻ tích cực khai thác, tìm tòi, nghĩ ra nhiều cách chơi … đáp ứng việc cung cấp và củng cố KT-KN cho trẻ..
- Giáo viên phải lên kế hoạch sử dụng từng loại đồ dùng, đồ chơi vào các bước mở chủ đề, khám phá chủ đề và kết thúc chủ đề. Xác định rõ từng loại ĐC để đưa vào các hoạt động: hoạt động học, hoạt động chơi ở các góc, ở ngoài trời.

6. Tổ chức cho trẻ HĐ trong MTGD:
- GV phải biết tích hợp các hoạt động một cách linh hoạt  kích thích trẻ tích cực tìm ra các chức năng sử dụng các ĐDĐC trong các hoạt động.

Lưu ý khi xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ:
- An toàn cho trẻ là yêu cầu số 1
- Các đồ chơi không phải là để trang trí mà để cho trẻ hoạt động, tăng cường đưa các nguyên, vật liệu để trẻ có thể sáng tạo được theo cách của mình.
- Cần có sự tham gia và sử dụng sản phẩm của trẻ vào xây dựng môi trường học tập. Môi trường sẽ được hình thành trong quá trình thực hiện chủ đề.
- Mỗi khi sắp đặt bất cứ một vật gì trong lớp cần đặt câu hỏi: Có an toàn với trẻ không? Trẻ có thể làm gì với nó? Nếu không trả lời được các câu hỏi đó thì không đưa vào!
NHIỆM VỤ CỦA BAN GIÁM HIỆU TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG MẦM NON:
Xây dựng được bầu không khí tâm lý sư phạm trong trường mầm non.
Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho đội ngũ giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục.
Quán triệt trong đội ngũ GV các yếu tố cấu thành nên môi trường giáo dục (các khái niệm về môi trường), mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng MT GD.
Hướng dẫn giáo viên cách thức xây dựng môi trường giáo dục và tổ chức tốt các HĐ cho trẻ trong môi trường GD đã xây dựng.
Không ngừng tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, khai thác tài nguyên trên mạng internet, tham quan thực tế… để nâng cao năng lực chuyên môn.
Bài tập
Chị hãy đánh giá công tác xây dựng môi trường giáo dục tại trường và tại lớp mà chị đang công tác (ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, đề xuất kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng MTGD tại trường, lớp).
Ghi chú: đánh giá đầy đủ môi trường tâm lý-xã hội và môi trường trong lớp, ngoài lớp.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN DẦU TIẾNG
Dầu Tiếng- Tháng 12/2013
CHÚC CÁC CÔ THẬT NHIỀU SỨC KHOẺ
ĐÓN XUÂN VUI TƯƠI VÀ HẠNH PHÚC
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Môi trường giáo dục Mầm non
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Thanh Tuyen
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Trẻ 5 tuổi
Gửi lên:
19/02/2014 09:51
Cập nhật:
19/02/2014 09:51
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
543.00 KB
Xem:
1599
Tải về:
249
  Tải về
Từ site Trường Mầm non Hoa Mai:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

- Sữa 
- Soup nui

Bữa trưa:

- Cơm
- Thịt xào bông cải
- Canh: Cá nấu ngót
- Nước tắc

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Bánh mì sandwich,hột gà

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây