PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN DẦU TIẾNG
TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA MAI
(((
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH
CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
ĐỀ TÀI: VẼ CON GÀ TRỐNG ( MẪU )
NGƯỜI DẠY: NGUYỄN THỊ NGỌC HẠNH
NGÀY DẠY: 20/10/2013
I/Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết vẽ con gà trống
- Rèn kĩ năng vẽ
- Cháu cảm nhận vẻ đẹp của sản phẩm
- Rèn luyện tính cẩn thận và sự khéo léo cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra
II/ Chuẩn bị:
- Sách, chì màu, tranh
- hỏi đàm thoại
- NDTH: VSMT,GDDD,KNS
III/ Tiến hành:
*Hoạt động 1:
- Lớp hát bài “ con gà trống”
+ Cô và các con vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát nói về con vật gì?
+Vậy nhà các con có nuôi gà không?
-Giáo dục trẻ cho gà ăn
- Ngoài cho gà ăn thì các con có thể giúp ba mẹ làm một số công việc nhỏ tùy vào sức của mình nha. Cũng như Bác Hồ đã dạy tuổi nhỏ làm việc nhỏ ,tùy theo sức của mình.
- Ùh! Cô biết có một số bạn ở nhà rất là ngoan biết giúp mẹ quét nhà, dọn chén ăn cơm nè .., và bạn ở nhà còn tự mình thay đồ, đánh răng, rửa mặt, bỏ đồ ngay ngắn gọn gàng mà không cần mẹ.các con thấy các bạn đó có giỏi không?
- Giáo dục trẻ một số kỹ năng tự phục vụ
*Hoạt động 2: Cô cho cháu xem hình ảnh trên máy
- Đàm thoại
+ Cô có con gì?
+ Gà có lông màu gì? Có mấy phần?
+ Đầu có gì? Mình có gì?
+ Gà ăn những thức ăn gì?
+ Gà sống ở đâu?
+ Gà có lợi ích gì cho chúng ta?
+ Thịt gà cung cấp cho ta chất gì?
- Giáo dục trẻ ăn nhiều thịt gà .
+ Vậy các con có thích gà không? Cô cũng thích gà nên cô vẽ một bức tranh về con gà trống .
- Cho trẻ xem tranh mẫu con gà trống
- Các con thấy cô vẽ có đẹp không? Các con có muốn vẽ gà trống giống cô không?
- vẽ con gà trống thì các con phải vẽ như thế nào?
+ Con gà có bộ phận nào? Vẽ bộ phận nào trước?
- Cô ý trẻ vẽ
- Trước tiên con vẽ đầu là một nét cong tròn khép kính nhỏ, đầu có gì?
- Vẽ cổ là hai nét thẳng
- Vẽ mình là nét cong tròn khép kính to, vẽ cánh là nét cong lên, và đuôi là nét cong xuống
- Đùi là nét cong tròn và vẽ một nét thẳng xuống, vẽ mống là vài nét xiên.
*Hoạt động 3: Cô cho trẻ đọc thơ vào bàn thực hành
- Cô bao quát , lưu ý trẻ vẽ
- Khuyến khích còn lúng túng
- Cô thông báo sắp hết giờ
- Trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và bạn.
- Cô nhận xét
- Cô giáo dục cháu biết giữ gìn sách vở
- Cho trẻ thu dọn tập vở
-Lớp nghĩ .