Lịch công tác tuần 27 năm học 2015

Chủ nhật - 29/03/2015 14:45
Lịch làm việc tuần 27 năm 2015
SƠ ĐỒ MẠNG
Chủ đề: BÉ ĐI BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG GÌ
 
 
Phương tiện giao thông đường bộ
3 tuần
Từ 30/3/2015 – 17/4/2015
 
 
Phương tiện giao thông đường thủy
2 tuần
Từ 20/4/2015 – 1/5/2015
  
 
 
 
 
 
 
BÉ ĐI BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG GÌ
 (9 TUẦN)
Từ 30/3/2015 – 29/5/2015
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phương tiện giao thông đường hàng không, đường sắt
2 tuần
Từ 4/5/2015 – 15/5/2015
 
 
Mùa hè đến bé đi mẫu giáo
2 tuần
Từ 18/5/2015 – 29/5/2015
 
                
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
Phát triển thể chất
- Thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: Hít thở, tay, lưng, bụng và chân.
- Củng cố và phát triển các vận động cơ bản: bò, ném, cạy, bật và giữ thăng bằng cơ thể.
- Tập cho trẻ phản ứng nhanh nhạy với các hiệu lệnh.
- Tập phát triển các cử động bàn tay, ngón tay, luyện tập phối hợp các giác quan.
- Khả năng thích nghi với chế độ sinh hoạt trong ăn uống, ngủ, vệ sinh cá nhân.
- Nhận biết và phòng tránh một số tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông.
 
Phát triển nhận thức
-Phát triển tính tò mò, bắt chước một số hành động quen thuộc của những người xung quanh.
- Hiểu biết ban đầu về PTGT: Nhận biết tên gọi, công dụng của các PTGT.
- Biết có nhiều loại PTGT: đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt.
- So sánh nhận xét các PTGT (theo hình dạng, công dụng, đặc điểm, âm thanh)
- Chọn ô tô theo 3 màu cơ bản.
- Biết phân biệt hình tròn, hình vuông, ôn kích thước to nhỏ.
Phát triển ngôn ngữ
-Luyện phát âm, phát triển vốn từ thông qua bài thơ, câu đố, sách tranh về các PTGT.
- Biết lắng nghe khi cô đọc sách, khi xem tranh và gọi tên nhân vật, sự vật, hành động gần gũi.
- Có thể kể lại được câu chuyện ngắn, đọc bài thơ về PTGT.
- Biết sử dụng từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn.
- Sử dụng câu đơn giản để giao tiếp với cô giáo và các bạn trong sinh họat hàng ngày.
 
Phát triển tình cảm xã hội và thẩm mỹ
-Phát triểm khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc của bản thân với các PTGT.
- Khả năng thể hiện cảm xúc qua tô màu, vẽ, nặn, xé dán các PTGT.
- Bước đầu có ý thức tham gia giao thông theo hướng dẫn của cô giáo và người lớn.
- Biết giữ gìn đồ chơi và các phương tiện giao thông và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
- Biết yêu quý giũ gìn các PTGT để nhờ đó trẻ đi khắp nơi.
 
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHUÔNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
- Có khả năng thực hiện các vận động: bước qua chướng ngại vật, trườn xấp, bò theo đường zich zắc một cách khéo léo.
- Biết thực hiện một số kỹ năng hàng ngày: rửa tay, rửa mặt, thu dọn đồ chơi, mặc quần, cất giỏ, mang dép- giày…
- Giúp trẻ phát triển các cơ tay, chân, cổ, lưng…qua các bài vận động, trò chơi vận động, trò chơi học tập, các bài tập thể dục hàng ngày.
-  Biết ngồi ăn - ngồi học phải đúng tư thế, ăn hết suất, ngủ đúng giờ giúp phát triển tốt cho cơ thể (mau lớn, mạnh khỏe…)  
-  Biết tên gọi, đặc điểm của một số phương tiện : xe đạp, xe máy, ô tô.
- Nhận biết và phân biệt màu xanh, đỏ, vàng qua các đồ chơi.
 
- Cung cấp thêm cho trẻ các câu dài từ 4 – 5 từ qua làm quen và tập nói về các phương tiện giao thông.
- Bắt chước các giọng nói của các nhân vật trong câu chuyện, cách dọc diễn cảm qua lời thơ, câu đồng dao.
- Giúp trẻ diễn đạt lời nói của mình khi muốn trao đổi hay giao tiếp với cô và bạn, khuyến khích động viên trẻ nói, thể hiện cử chỉ, nét mặt
 
- Biết bảo vệ, giữ gìn các đồ vật trong gia đình,ở trường. Không nghịch phá hay leo trèo 1 mình trên các phương tiện.
- Không đi ra đường, ra sông một mình khi không có người lớn đi cùng.
- Biết đi đúng luật: đèn đỏ dừng lại, đèn xanh thì đi, đèn vàng chạy chậm lại. Khi đi trên xe máy phải đội nón bảo hiểm.
- Khi ngồi trên phương tiện giao thông không nghịch phá, ngồi ngay ngắn, không thò đầu – tay ra ngoài.
- Biết giữ gìn tay chân sạch sẽ.
         
 
 
 
 
 
 
 
 
 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 27
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (9 tuần)
Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ (3 tuần )
(Từ ngày 30/3 – 3/4/2015)
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Phát triển vận động:
-TDS: Đoàn tàu
-VĐ: Bước qua chướng ngại vật
-TCVĐ: Lăn bóng
Thực hiện chuyển các động tác nhanh nhẹn và nhịp nhàng kịp thời.
- Tham gia tích cực tập các bài tập và trò chơi vận động.
Phát triển nhận thức:
  •  Trẻ biết gọi tên, nhận biết các PTGT đường bộ: ô tô, xe đạp, xe máy, xe tải…
  • Trẻ biết tiếng kêu của các PTGT
  • Phân biệt ô tô màu vàng - xanh
 
 
Chủ đề nhánh:
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(TUẦN 1)
(30/3/2015 – 3/4/2015)
Phát triển ngôn ngữ:
- Nói được đặc điểm của xe đạp và xe máy.
 -KC: Qua đường
- Thơ: Xe đạp
Phát triển thẩm mỹ:
- Biết giữ gìn sản phẩm, không nghịch phá đồ chơi
- Nghe hát “Em tập lái ô tô”
- Dạy hát “Đường em đi”
- Tạo hình: Tâp vẽ con đường (T17)
 
Thứ
Hoạt
động
Thứ 2
30/3
Thứ 3
31/3
Thứ 4
1/4
Thứ 5
2/4
Thứ 6
3/4
Đón trẻ
Thể dục sáng
-                Nhắc trẻ chào cô – ba – mẹ khi đến lớp.
-                Cho trẻ nghe nhạc dân ca.
  • Chơi kéo xe.
ĐOÀN TÀU
Hoạt động ngoài trời -QS: xem tranh PTGT -Qs: Xe đạp - QS:  Xe máy - Qs:  Xe ô tô - Qs: VĐ bài “Em tập lái ô tô”
Hoạt động có chủ đích ÂM NHẠC
Nghe hát:
Em tập lái ô tô
Dạy hát: Đường em đi
VẬN ĐỘNG
Bước qua vật cản
TCVĐ:
Lăn bóng
THƠ:
Xe đạp
NBTB:
Xe đạp – xe máy
NBPB:
Chọn ô tô màu xanh – màu vàng
KỂ CHUYỆN
Qua đường
HĐVĐV:
Tập vẽ đường đi (T17)
 
Hoạt động góc
  • Góc học tập: Chọn xe đưa về gara màu vàng - xanh
  • Góc xây dựng: Xếp đường đi
  • Góc phân vai: Chơi bán hàng
  • Góc nghệ thuật: Tô màu xe
Hoạt động ăn - ngủ - vệ sinh
Hoạt động theo ý thích, trả trẻ

Ôn trò chơi: Lăn bóng

Ôn bài hát: Đường em đi, Thơ: Xe đạp

Ôn NBTN: Xe máy – xe đạp
Ôn NBPB: Chọn xe ô tô màu vàng – màu xanh
Sinh hoạt cuối tuần
                       
RÈN LUYỆN TRONG TUẦN
  1. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC:
  • Yêu cầu: Cháu không đánh nhau với bạn, biết nghe lời cô.
  • Thực hiện:
- Cô âu yếm dỗ trẻ.
- Cho trẻ chơi đồ chơi, xem tranh, hát cho trẻ nghe.
  1. GIÁO DỤC VỆ SINH:
  • Yêu cầu:
- Cháu không ngậm mút tay, biết gọi cô khi có nhu cầu vệ sinh.
- Không cắn ngậm đồ chơi.
  • Thực hiện;
- Cô thường xuyên nhắc nhở trẻ.
- Cho trẻ xem tranh và giải thích cho trẻ hiểu những việc không nên làm.
  1. GIÁO DỤC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:
  • Yêu cầu: trường lớp sạch sẽ, thoáng mát, tạo môi trường xanh trong và ngoài nhóm lớp, vệ sinh sạch sẽ không có mùi hôi.
  • Thực hiện:
- Cô thường xuyên vệ sinh trong và ngoài nhóm lớp.
- Trồng cây xanh để tạo không khí trong lành.
- Hướng dẫn cho trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Giáo dục trẻ không hái hoa, bứt lá cây xanh.
                                              ĐÓN TRẺ
 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  • Cháu biết chào cô trước khi đến lớp.
  • Biết cất đồ dùng đúng nơi quy định, tham gia các trò chơi cô tổ chức.
  • Giáo dục trẻ ngoan, không khóc nhè, biết giữ gìn đồ chơi.
      II/ CHUẨN BỊ:
        -Tranh ảnh các loại quả, đồ chơi,…
      III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
 
TRẢ TRẺ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  • Trẻ sạch sẽ quần áo đầu tóc gọn gàng.
  • Đồ dùng cá nhân được sắp xếp đầy đủ.
  • Giáo dục trẻ biết chào cô trước khi ra về
II/ CHUẨN BỊ:
  • Tranh về bé và các bạn
  • Một số đồ chơi trong lớp
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
  • Cho trẻ xem tranh về chủ đề Các loại quả bé thích.
  • Cho trẻ hát các bài hát thuộc chủ đề, đọc thơ, các bài thơ “
  • Cho trẻ hát “Đi học về”
  • Cô đọc câu đố cho trẻ nghe.
 
THỂ DỤC SÁNG
  I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  • Trẻ biết tập thể dục buổi sáng tốt cho sức khỏe.
  • Trẻ thực hiện được theo cô cả bài.
  • Giáo dục trẻ ngoan, chú ý lắng nghe và thích tập thể dục sáng.
 II/ CHUẨN BỊ:
  • Tập trong lớp, phòng tập thoáng mát, sạch sẽ.
 III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
  • Khởi động: Đi và chạy nối đuôi nhau. Đi kiễng chân. Xếp thành hình vòng tròn
  • Trọng động: Bài tập phát triển chung
  • Đoàn tàu (3 – 4 lần)
+ TTCB: đứng tự nhiên, hai tay gập lại để cạnh hông, bàn tay nắm lại.
+ Thực hiện: Đưa 2 tay ra phía trước và nói “tu tu” về tư thế ban đầu.
  • Sửa bánh xe (3 – 4 lần)
+ TTCB: đứng chân ngang vai, tay thả xuôi.
+ Thực hiện: cúi xuống, gõ các ngón tay lên đầu gối, đứng thẳng.
  • Kiểm tra bánh xe (3 – 4 lần)
+ TTCB: đứng tự nhiên tay thả xuôi.
+ Thực hiện: Ngồi xuống, đặt 2 tay lên đầu gối, đứng lên.
  • Hồi tỉnh: chuyển đội hình, xếp thành hàng một, chạy nối đuôi nhau “đoàn tàu chạy nhanh”. Đi nhẹ nhàng               
TỔ CHỨC GIỜ ĂN
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  • Trẻ biết được tầm quan trọng của chất dinh dưỡng, biết ăn đủ chất dinh dưỡng để có sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh.
  • Trẻ biết ngồi ngay ngắn khi ăn, không làm rơi vãi đồ ăn.
  • GD trẻ ăn hết suất, biết mời chào trước khi ăn.
 II/ CHUẨN BỊ:
  • Bàn ăn, khăn trải bàn, bình hoa.
  • Tô, muỗng cho đủ số trẻ.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH
  • Cô chuẩn bị bàn ăn: khăn trải bàn, tô muỗng, đĩa, bình hoa.
  • Nhắc trẻ đi vệ sinh cá nhân: rửa tay.
  • Ổn định trẻ ngồi ra ghế nhắc trẻ ngồi ngay ngắn.
  • Cô giới thiệu món ăn.
  • Gd cách ăn uống văn minh lịch sự: nhắc trẻ mời cô và các bạn, thức ăn rơi vãi phải để vào đĩa.
  • Nhắc nhở trẻ ăn hết suất, cô động viên khuyến khích trẻ ăn chậm.
  • Ăn xong – trẻ ăn tráng miệng.
  • Trẻ vào lớp đi vệ sinh.
 
 
TỔ CHỨC GIỜ NGỦ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  • Trẻ biết ngủ đủ giấc giúp con người khỏe mạnh, thức dậy tỉnh táo, tinh thần sảng khoái.
  • Trẻ biết nằm đúng nệm gối của mình, nằm ngay ngắn.
  • Trẻ trật tự không giờ ngủ, không đùa giỡn, chọc phá bạn.
 II/ CHUẨN BỊ:
  • Lớp sạch sẽ, đóng của chính, mở của sổ.
  • Giăng mùng, trải chiếu gối.
 III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
  • Trước khi ngủ cô nhắc trẻ đi vệ sinh. Hướng dẫn trẻ nằm trong mùng đúng nệm gối của mình.
  • Khi đã ổn định cô có thể mở nhạc hát ru hoặc dân ca cho trẻ nghe.
  • Trong thời gian trẻ ngủ cô phải có mặt để theo dõi trẻ, sửa lại tư thế nằm cho trẻ thoải mái nhất.
  •  Quan sát, phát hiện kịp thời và xử lý các tình huống có thể xảy ra đối với trẻ trong khi ngủ.
  • Cho phép trẻ đi vệ sinh nếu trẻ có nhu cầu.
  • Trẻ nào dậy trước cô nhắc trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ làm những việc vừa sức như: cất nệm gối.
  • Cô mở của sổ tháo mùng xuống và dọn dẹp quét nhà vệ sinh lớp.
 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
   I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  • Trẻ  nhận biết được tên và đặc điểm của các PTGT
  • Trẻ tham gia trả lời câu hỏi và được làm quen với thiên nhiên, làm quen với một số đồ chơi ngoài trời.
  • Giáo dục cháu chú ý lắng nghe, biết yêu quý và giữ gìn, đồ dùng, đồ chơi
    II/ CHUẨN BỊ:
  • Trang phục của bé
  • Sân chơi sạch sẽ
    III/ CÁCH TIẾN HÀNH
  • Cô cho trẻ mang giầy dép định hướng trước khi ra sân.
  • Cô giới thiệu thời tiết trong ngày.
  • Quan sát:
      Thứ 2: Xem tranh PTGT
-                 Cháu vừa đi vừa đọc bài đồng dao: “Dung dăng dung dẻ”.
-      Cô cho trẻ quan sát tranh PTGT:
+ Trên đường đi các con thấy có những loại xe gì?
-  > Những xe chạy trên đường gọi là Phương tiện giao thông.
+ Các con biết có những loại xe gì?
  • GD trẻ khi đi xe phải ngồi ngay ngắn, phải ôm người lớn.
TCVĐ: Bắt chước tiếng kêu của xe.
  • Cách chơi: Cô giả tiếng kêu của xe đạp, xe máy, xe ô tô. Trẻ bắt chước theo và đoán tên.
Chơi tự do.
Thứ 3: Quan sát xe đạp
  • Dẫn trẻ đi dạo, quan sát thiên nhiên.
  • Cho trẻ quan sát xe đạp.
+ Đây là xe gì?
+ Xe đạp là PTGT đường gì?
+ Đầu xe có những gì?
+ Thân xe có những gì?
+ Bánh xe đạp hình gì?
+ Xe đạp chở gì?                   
  • Cô gợi ý cho trẻ trả lời.
  • GD trẻ khi đi xe đạp phải ôm người lớn, không đùa giỡn khi đi xe.
TCVĐ: Chạy theo hiệu lệnh.
  • Cách chơi: trẻ đưa tay ra trước làm động tác lái xe. Khi nghe cô nói “chạy chậm” thì trẻ phải chạy chậm, cô nói “chạy nhanh” trẻ chạy nhanh hơn.
Chơi tự do.
      Thứ 4: Quan sát xe máy.
-         Dẫn trẻ đi dạo trong khuôn viên trường, vừa đi vừa hát bài “Đi chơi”
   + Ngoài xe đạp các con còn biết có xe gì nữa?
   + Xe máy chạy trên đường gì?
        + Xe máy có những bộ phận nào? (Đầu xe, thân xe, bánh xe)
        + Đầu xe có những gì?
        + Thân xe có những gì?
        + Bánh xe hình gì?
   + Làm sao để xe máy chạy được? (chạy bằng xăng, không phải đạp bằng chân)
        + Khi đi xe máy phải làm sao? Khi đi xe phải đội mũ bảo hiểm.
       TCVĐ: Chim sẻ và ô tô
- Cháu giả làm chim sẽ đi kiếm ăn. Khi thấy ô tô chạy đến. Chim sẽ bay  vào lề đường bên phải để nhường đường cho xe chạy.
    Chơi tự do:
    Thứ 5: Quan sát xe ô tô
-         Dẫn trẻ đi dạo trong khuôn viên trường, vừa đi vừa hát bài “Đi chơi”
   + Ngoài xe đạp, xe máy các con còn biết có xe gì nữa?
   + Các loại xe đó chạy trên đường gì?
        + Xe ô tô có những bộ phận nào? (Đầu xe, thân xe, bánh xe)
        + Bánh xe hình gì?
+ Khi ngồi trên xe ô tô các con không được làm gì?
-         GD trẻ khi ngồi xe phải ngồi ngay ngắn, không đưa tay, thò đầu ra ngoài.
TCVĐ: Ô tô và chim sẻ.
Chơi tự do.
    Thứ 6: Hát và vận động bài “Em tập lái ô tô”
  • Tập trung trẻ ngồi vòng tròn:
    + Các con thấy trên đường có những phương tiện giao thông gì?
  • GD an toàn giao thông: không chơi ngoài đường, khi qua đường phải có người lớn dắt, khi đi xe không đùa giỡn, phải đội nón bảo hiểm.
+Coâ bao quaùt nhaéc nhôû treû.
-    Coâ taäp trung treû laïi nhaän xeùt buoåi hoaït ñoäng.
-    Cho treû vaøo lôùp, veä sinh cho treû.
 
     
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
  I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUNG:
  • Trẻ biết gọi tên, nhận biết một số đặc diểm của các PTGT đường bộ.
  • Rèn sự khéo léo của đôi tay, cháu vận động giúp cho cơ thể khỏe mạnh, cháu tích cực tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển tư duy.
  • GD an toàn giao thông: không chơi ngoài đường, khi qua đường phải có người lớn dắt, khi đi xe không đùa giỡn, phải đội nón bảo hiểm.
  II/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU, CHUẨN BỊ, GỢI Ý CỦA TỪNG GÓC CHƠI.
   1/ Góc học tập: Chọn xe đưa về gara vàng – xanh
  • Yêu cầu:
  • Trẻ nhận biết được tên gọi, màu sắc của xe
  • Trẻ biết chọn xe theo màu.
  • GD trẻ biết giữ gìn bảo vệ sản phẩm.
  • Chuẩn bị:
  • Xe bằng xốp
  • Rổ đựng.
  • Gợi ý: Chọn xe đạp – xe máy đưa về gara vàng – đỏ theo yêu cầu của cô.
   2/ Góc nghệ thuật: Tô màu xe
  • Yêu cầu:
  • Trẻ biết tên PTGT.
  • Rèn cho trẻ có đôi tay khéo léo.
  • Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm mình tạo ra
  • Chuẩn bị:
  • Các PTGT được vẽ sẵn, màu.
  • Gợi ý: Trẻ tô màu cho PTGT theo ý mình thích.
   3/ Góc xây dựng: Xếp đường đi
  • Yêu cầu:
  • Trẻ biết gọi tên, màu sắc của khối gỗ.
-         Xếp các gỗ dài nằm liên tiếp sát khít vào nhau.
  • GD trẻ không tranh dành đồ chơi của bạn.
  • Chuẩn bị:
  • Khối gỗ, các loại hoa, cây xanh, cỏ
·        Gợi ý: Xếp các gỗ dài nằm liên tiếp sát khít vào nhau.
   4/ Góc thao tác vai: Chơi bán hàng
  • Yêu cầu:
  • Trẻ nhận biết chọn xe cho người mua.
  • Trẻ biết phân vai làm người bán – người mua cùng chơi với nhau.
  • GD cháu chơi cùng bạn, không tranh dành đồ chơi của bạn.
  • Chuẩn bị:
  • Một số hoa, giỏ đựng
  • Tiền, rổ đựng
  • Gợi ý: Cô phân vai 1 trẻ làm người bán, 1 trẻ làm người mua. Cháu mua hàng phải biết chào hỏi, đưa tiền bằng 2 tay, người bán phải biết cám ơn.
   III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
-         Cô tập trung trẻ lại, chơi trò chơi “Lái ô tô” cầm vòng lái xe theo lời bài hát “Em tập lái ô tô”, nhịp nhàng theo bài hát.
+ Tên bài hát là gì?
+ Trong bài hát có xe gì?
  • GD trẻ không chơi ngoài đường, khi qua đường phải có người lớn dắt, khi đi xe không đùa giỡn, phải đội nón bảo hiểm.
  • Cô giới thiệu các góc chơi, cho trẻ vào các góc chơi.
  • Cô đi từng góc hướng dẫn và chơi cùng trẻ.
  • Những trẻ chán chơi góc của mình thì cho trẻ chơi trò chơi “Tập tầm vông”.
  • Cô dẫn trẻ đi nhận xét góc chơi.
  • Cho trẻ dọn đồ chơi và nghỉ ngơi.
 
TRÒ CHƠI NGẮN
Chạy theo hiệu lệnh.
Ä Caùch chôi: Trẻ đưa tay ra trước làm động tác lái xe. Khi nghe cô nói “chạy chậm” thì trẻ phải chạy chậm, cô nói “chạy nhanh” trẻ chạy nhanh hơn.
 
Nhảy lò cò
  • Đọc bài thơ “Nhảy lò cò
                       Cho cái giò nó khỏe
                       Nhảy khe khẽ
                       Cho nó khỏe cái giò”
  • Yêu cầu trẻ co 1 chân lên và nhảy xung quanh lớp
Pha nước cam
  •    Caùch chôi : Trẻ làm các động tác minh họa cách pha nước cam.
  • Vắt cam -> Cho đường -> Cho nước -> Khuấy nước cam -> Đập đá -> Uống nước cam.
 Cả lớp cùng tham gia trò chơi.
Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
 
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Thứ hai ngày 30 tháng 3 năm 2015
ÂM NHẠC
Nghe hát: Em tập lái ô tô
Dạy hát: Đường em đi
   I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  • Trẻ biết tên, nội dung bài hát “Em tập lái ô tô”, “Đường em đi”
  • Trẻ biết lắng nghe cô hát và thuộc lời bài hát “Đường em đi”.
  • GD an toàn giao thông: không chơi ngoài đường, khi qua đường phải có người lớn dắt, khi đi xe không đùa giỡn, phải đội nón bảo hiểm.
II/ CHUẨN BỊ:
-Nhạc bài hát
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
*                Hoạt động 1:
  • Dẫn trẻ đi xem một số PTGT đường bộ.
+ Có những phương tiện nào?
  • GD an toàn giao thông: khi qua đường phải có người lớn dắt, khi đi xe không đùa giỡn, phải đội nón bảo hiểm.
*                Hoạt động 2:
            Nghe hát: Em tập lái ô tô
  • Cô giới thiệu tên bài hát “Em tập lái ô tô”
  • Cô hát cho trẻ nghe 2 lần.
+ Tên bài hát là gì?
-         Giảng giải nội dung: Bài hát nói về em bé đang tập lái ô tô để sau này lớn lên chở cô giáo đi chơi.
-         Cô hát 1 lần nữa.
 + Em bé tập chạy xe gì?
 + Còi xe ô tô kêu như thế nào?
*                Hoạt động 3:
   Dạy hát: Đường em đi
  • Cô hát cho trẻ nghe bài “Đường em đi”
  • Cô giới thiệu tên bài hát và tác giả.
  • Giảng giải nội dung: Bài hát dạy bé đi ra đường phải đi bên lề phải, không được đi bên lề trái.
  • Cô dạy trẻ hát từng câu đến hết bài.
  • Cho trẻ hát từng câu theo tổ nhóm cá nhân.
  • Đàm thoại về bài hát.
+ Khi đi các con phải đi bên lề nào?
+ Không được đi bên nào?
  • Cho trẻ hát lại.
  • Mời cá nhân trẻ hát tốt lên hát.
TCVĐ: Âm thanh gì?
-         Cô nói cách chơi – luật chơi.
-         Cách chơi: Cô gõ vào dụng cụ gì thì trẻ sẽ đoán tên dụng cụ
-         Luật chơi: trẻ đoán sai phải hát một bài.
  • Cô nhận xét lớp và cho trẻ nghỉ.
 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 
ÔN LUYỆN ÂM NHẠC
  I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  • Trẻ thuộc bài hát, nhớ tên bài hát “Đường em đi” và “Em tập lái ô tô”
  •  Tập cho trẻ hát theo cô, tập vỗ tay theo nhịp bài hát.
  • GD cháu hát theo cô và các bạn.
  II/ CHUẨN BỊ:
  III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
  • Cho trẻ đứng vòng tròn, luyện tập bài hát “Đường em đi” theo hình thức cả lớp - nhóm – cá nhân.
  • Có thể đứng thành nhiều đội hình, cho trẻ vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp bài hát.
  • Rèn cho trẻ biết cách vỗ tay theo nhịp bài hát.
  • GD trẻ học ngoan.
  • Cho cả lớp nghỉ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
    ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
 
Thứ ba ngày 31 tháng 3 năm 2015
VẬN ĐỘNG
Đề tài: Bước qua vật cản
TCVĐ: Lăn bóng
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
  • Phát triển sự khéo léo của cơ chân.
  • Trẻ biết kĩ năng bật nhảy lò cò: co một chân lên, chân còn lại bật nhảy tới vạch đích.
  • Giáo dục trẻ chơi ngoan không dành đồ chơi với bạn, không xô đẩy bạn.
II/ CHUẨN BỊ:
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
*    Hoạt động 1:
  • Khởi động: Đi và chạy nối đuôi nhau. Đi kiễng chân. Xếp thành hình vòng tròn
  • Trọng động: Bài tập phát triển chung
  • Đoàn tàu (3 – 4 lần)
+ TTCB: đứng tự nhiên, hai tay gập lại để cạnh hông, bàn tay nắm lại.
+ Thực hiện: Đưa 2 tay ra phía trước và nói “tu tu” về tư thế ban đầu.
  • Sửa bánh xe (3 – 4 lần)
+ TTCB: đứng chân ngang vai, tay thả xuôi.
+ Thực hiện: cúi xuống, gõ các ngón tay lên đầu gối, đứng thẳng.
  • Kiểm tra bánh xe (3 – 4 lần)
+ TTCB: đứng tự nhiên tay thả xuôi.
+ Thực hiện: Ngồi xuống, đặt 2 tay lên đầu gối, đứng lên.
*    Hoạt động 2:
Vận động cơ bản “Bước qua vật cản”
  • Giới thiệu đồ dùng dụng cụ tập.
  • Cô giới tên bài tập “Bước qua vật cản”
  • Cho trẻ nhắc lại tên bài tập.
  • Cô thực hiện mẫu
 + Lần 1: thực hiện không giải thích.
  + Lần 2: Cô thực hiện lại kết hợp với giải thích “ Khi nghe hiệu lệnh “Chuẩn bị” đứng trước vạch mức, khi nghe hiệu lệnh “Bắt đầu” tiến về phía trước bước qua vật cản, không cho chân chạm vào vật và đi đến cuối hàng.
-  Mời lần lượt trẻ lên thực hiện.
- Trong khi trẻ thực hiện cô chú ý quan sát, sửa sai, nhắc nhở trẻ
+ Các con vừa thực hiện vận động gì?
  •  Động viên khuyến khích trẻ, giáo dục trẻ tập thể dục để có sức khỏe tốt.
*    Hoạt động 3:
     Trò chơi vận động: Lăn bóng
  • Cách chơi: Trẻ ngồi thành vòng tròn, để bóng dưới sàn nhà, cô lăn bóng tới bạn nào thì phải lăn bóng lại cho cô.
  • Luật chơi: Trẻ được gọi tên phải bắt được bóng.
  • Cô nhận xét trò chơi sau mỗi lần chơi.
  • Cả lớp cùng tham gia trò chơi.
  • Cho trẻ chơi 2 lần.
  • Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng một vài vòng quanh lớp.
                                    
  •  
Thơ: Xe đạp
 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
    - Trẻ biết tên bài thơ và tên tác giả, trẻ thuộc bài thơ “ Xe đạp”
    - Trẻ trả lời to, rõ ràng các câu hỏi mà cô đặt ra
    - Trẻ hứng thú học.
II/ CHUẨN BỊ
    - Tranh ảnh về bài thơ “ Xe đạp”
III/ CÁCH TIẾN HÀNH
*                   Hoạt động 1:
  • Cô đọc câu đố:
    “ Xe gì hai bánh
    Đạp chạy bon bon
    Chuông kêu kính coong
    Đứng yên thì đổ “ Đó là xe gì?
  • Gọi trẻ trả lời.
    Hôm nay, cô mang tặng các con một bài thơ nói về xe đạp đấy. Đó là bài thơ “ Xe đạp” của bác Phương Nam.
*          Hoạt động 2:
- Cô đọc thơ lần 1: không tranh
 + Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ gì?
- Cô đọc thơ lần 2: tranh minh hoạ và giải thích nội dung bài thơ.
Giải thích nội dung: Xe đạp là phương tiện giao thông đường bộ phổ biến nhất, gần gũi , gắn bó với cuộc sống con người. Không chỉ là phương tiện đưa các bé đến trường mà còn là phương tiện để chở hàng hoá.
- Đàm thoại
   + Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ gì?
   + Bài thơ nói về phương tiện giao thông nào?
   + Trong bài thơ, chiếc xe đạp đã giúp con người những gì?
Đi xe đạp giúp cho chúng mình khoẻ mạnh hơn, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.Vì vậy mà chúng mình nên tích cực đi xe đạp nhiều hơn.
  •  Dạy trẻ đọc thơ đến hết bài.
    ( trẻ đọc thơ cùng cô 2-3 lần )
  •  Cô mời từng tổ. nhóm, cá nhân lên đọc
    ( cô chú ý sửa giọng, sửa sai cho trẻ)
  • Cô cho cả lớp đọc lại một lần nữa
*                         Hoạt động 3:
  • Bắt chước tiếng kêu các phương tiện giao thông.
  •  Cho trẻ chơi.
-   Cô nhận xét và cho trẻ nghỉ.
 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ÔN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG VÀ ĐỌC THƠ
 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  • Trẻ đọc thuộc, diễn cảm bài thơ “Xe đạp” cùng cô và các bạn.
  • Trẻ biết cách chơi, luật chơi trò chơi “Lăn bóng”.
  • GD trẻ học ngoan, nghe lời cô giáo.
 II/ CHUẨN BỊ:
 III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
  • Ổn định, ngồi đội hình chữ U.
  • Cô và trẻ cùng đọc thơ “Xe đạp”
  • Luyện tập cho cá nhân trẻ đọc.
  • Chơi trò chơi “Lăn bóng” 2 lần.
  • Cho trẻ nghỉ.
 
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
    ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
 
 
 
Thứ tư ngày 1 tháng 4 năm 2015
NHẬN BIẾT TẬP NÓI
Xe đạp – Xe máy
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  - Trẻ gọi tên, nhận biết đặc điểm, công dụng của xe đạp và xe máy .
- Trẻ phát âm và trả lời tròn câu.
- Giáo dục trẻ khi đi xe phải ngồi ngay ngắn
II/ CHUẨN BỊ:
  • Hình ảnh trên máy tính
  • Đồ dùng trò chơi: màu xanh, vàng, đỏ.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
*                                        Hoạt động 1:
  • Cô và trẻ hát bài “Em tập lái ô tô”
*                                        Hoạt động 2:
  • Cho trẻ xem hình ảnh xe đạp trên máy tính.
Cô cháu xem tranh PTGT đường bộ hỏi trẻ:
      + Đây là xe gì?
      + Đâu là cổ xe, yên xe, bánh xe?
      + Xe đạp chạy nhờ gì?
      + Xe đạp chạy ở đâu?
      + Xe đạp có mấy bánh? Bánh xe hình gì?
- Mời cá nhân trẻ.
- Cô đọc câu đố: “Chạy bon bon
                          Máy nổ giòn
                          Kêu bình bịch
                          Đố biết xe gì?”
- Gọi trẻ trả lời.
- Xem tranh xe máy.
- Cô hỏi tên đặc điểm đặc trưng và công dụng của xe.
- Cho trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau của xe đạp, xe máy
* Giống nhau: Xe có 2 bánh chở người, hàng hoá, chạy trên đường là PTGT đường bộ
* Khác nhau: Xe đạp dùng sức đạp
                      Xe máy phải đổ xăng
*                                              Hoạt động 3:
  • Cho trẻ chơi “Chạy theo hiệu lệnh”
  • Cô nói cách chơi – luật chơi
  • Nhận xét giờ học và cho trẻ nghỉ
 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ÔN NHẬN BIỆT TẬP NÓI
  I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  • Trẻ củng cố lại đặc điểm của xe máy – xe đạp.
  • Trẻ trả lời được các câu hỏi.
  • GD trẻ học ngoan, không xô đầy bạn khi chơi
  II/ CHUẨN BỊ:
  III/ CÁCH TIẾN HÀNH
  • Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Ai chọn đúng”
  • Cô cho trẻ xem hình rau
  • Đàm thoại về đặc điểm của xe?
  • Cho trẻ chơi
  • Cho trẻ nghỉ.
 
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………..
 
Thứ năm ngày 2 tháng 4 năm 2015
KỂ CHUYỆN
         Qua đường     
  I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  • Trẻ nhớ những chi tiết, biết nội dung trong câu chuyện
  • Trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện, biết hành động của các nhân vật trong câu chuyện.
  • Giáo dục trẻ chú ý học.
  II/ CHUẨN BỊ:
  • Hình ảnh minh họa câu chuyện.
  III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
*       Hoạt động 1:
- Cô và trẻ hát bài “Em tập lái ôtô”
  + Cô hát bài hát gì?
  + Ô tô chạy ở đâu?
  + Kêu như thế nào?
  • *      
- Cô giới thiệu bài
- Cô kể 2 lần: Lần 1: kể với powerpoint
                      Lần 2 không tranh
- Giảng giải nội dung: 2 chị em Thỏ xin phép mẹ ra ngoài phố chơi, nhưng 2 anh em đi qua đường mà không nhìn nên xe ô tô của bác Gấu đi tới, bác Gấu nói “Hai cháu kia, tín hiệu đèn đỏ đang bật mà lại dám chạy sang đường à?” Chú cảnh sát giao thông Thỏ Xám đã đến và dắt hai chị em quay lại vỉa hè.
- Giải thích từ khó “chạy ào” có nghĩa là chạy rất nhanh, chạy mà không nhìn trước nhìn sau gì cả.
- Đàm thoại:
+ Các con nghe cô kể chuyện gì?
+ Trong chuyện có ai?
+ Thỏ con xin phép đi đâu?                                            
+ Ra đường thỏ con gặp ai? Bác gấu nói gì với thỏ con?
+ Thỏ Xám đã nói gì?
- Giáo dục trẻ khi ra đường phải đi cùng người lớn, phải nhín không có xe mới qua.
- Cô kể lại 1 lần kèm tranh.
*       Hoạt động 3:
 
- Cô cho cả lớp hát lại bài “Em tập lái ô tô” 2 lần
- Cô nhận xét
 
NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT
Chọn ô tô màu xanh – màu vàng
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  • Trẻ biết phân biệt tên gọi, đặc điểm của xe ô tô.
  • Trẻ tích cực trả lời các câu hỏi của cô, chọn được xe màu xanh – màu vàng
  • Trẻ học ngoan, không nghịch phá đồ dùng.
  II/ CHUẨN BỊ:
  • Hình xe ô tô vàng xanh
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
*          Hoạt động 1:
- Cô và trẻ hát bài “Lái ô tô”
     + Trong bài hát có xe gì?
- Giáo dục an toàn giao thông.
*          Hoạt động 2:
- Cô cháu đi xem tranh các loại PTGT và hỏi:
+ Đây là xe gì?
+ Xe chạy kêu như thế nào?
+ Xe chạy ở đâu?
+ Là PTGT gì?
+ Đâu là đầu xe, bánh xe?
+ Người lái xe gọi là gì?
- Cô có ô tô màu xanh và màu vàng.
- Chơi trò chơi “Xe về đúng bến”
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét trẻ.
*          Hoạt động 3:
  • Đọc bài thơ “Xe đạp”
  • Cho trẻ nghỉ
              
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT
Chọn xe màu xanh màu vàng
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
  • Trẻ biết gọi tên đặc điểm của xe ô tô
  • Trẻ biết lấy xe theo màu sắc cô yêu cầu
  • GD trẻ không ngậm đồ chơi, không nghịch phá đồ dùng.
II/ CHUẨN BỊ:
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
  • Hát bài bài “Em tập lái ô tô”
  • Cô giới thiệu rổ đồ dùng.
  • Cho trẻ chơi “Xe về đúng bến”
  • Kết thúc lượt chơi, cô nhận xét trẻ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 
Thứ sáu ngày 3 tháng 4 năm 2015
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
 Tập vẽ con đường
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  • Trẻ biết giở sách
  • Trẻ biết dùng màu vẽ đường thẳng thành con đường
  • Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi
II/ CHUẨN BỊ:
  • Màu vẽ
  • Tập tạo hình
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
*       Hoạt động 1:
  • Cô hát bài “Đường em đi” tập trung trẻ.
+ Các con đến trường bằng xe gì?
+ Xe chạy ở đâu?
*       Hoạt động 2:
  • Cô giới thiệu đề tài “Vẽ con đường”
  • Cho trẻ quan sát tranh.
  • Cô làm mẫu: vẽ 2 đường thẳng làm con đường và tô màu bức tranh.
  • Cô phát tập tạo hình cho trẻ.
  • Trẻ thực hành.
  • Nhận xét sản phẩm của trẻ.
  • Hỏi lại trẻ: con làm được gì?
*       Hoạt động 3:
  • Nhận xét lớp.
  • Dọn dẹp tập sách lên kệ và cho trẻ nghỉ.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
  I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  • Cháu biết thứ 6 là ngày cuối tuần.
  • Cháu tích cực tham gia biểu diễn văn nghệ.
  • Giáo dục cháu biết vâng lời cô và cha mẹ.
 II/ CHUẨN BỊ:
  • Nhạc, hình ảnh trong chủ đề.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
  • Cô hát “Cả tuần đều ngoan”
  • Cô hỏi trẻ hôm nay thứ mấy.
  • Trong tuần cô đã dạy các con những gì?
  • Hỏi trẻ môt số hình ảnh trong bức tranh.
  • Mở nhạc cho trẻ nghe một số bài hát trẻ đã học.
  • Mời cá nhân trẻ lên hát, đọc thơ
  • Đọc đồng dao, ca dao.
 
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
                  Tổ trưởng kí duyệt
Ngày       tháng        năm 2015
 
 
 
 
 
 
 
 
NGUYỄN THỊ THANH THẢO
Giáo viên
 
 
 
 
 
 
 
 
 
PHẠM THỊ HÀ
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Bữa sáng:

- Sữa 
- Soup nui

Bữa trưa:

- Cơm
- Thịt xào bông cải
- Canh: Cá nấu ngót
- Nước tắc

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Bánh mì sandwich,hột gà

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây